Cách xử lý khi chuyển nhà có trẻ nhỏ

Giúp trẻ làm quen với hàng xóm và những người bạn mới

Chuyển nhà đối với nhiều người có thể là một điều thú vị. Bởi đó như là một điều mới mẻ, một khởi đầu mới hứa hẹn những điều tốt đẹp phía trước.

Nhưng chuyển nhà cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ lại nhiều thứ ở căn nhà mà mình đã từng gắn bó với biết bao kỷ niệm, những người hàng xóm, những con đường quen thuộc,…

Đối với người lớn đó đã là một sự khó khăn. Và đối với trẻ nhỏ thì sự thay đổi này lại càng “đáng sợ” hơn, đôi khi xuất hiện các phản ứng tiêu cực như buồn rầu, cáu bẳn, quấy phá, khóc lóc,… Vậy làm cách nào để trẻ em có thể nhanh thích nghi với việc chuyển nhà?

Cùng tham khảo các cách xử lý khi vận chuyển nhà có trẻ nhỏ của Dịch Vụ Dọn Nhà và tìm ra giải pháp phù hợp nhất với những đứa trẻ của bạn nhé!

TÂM LÝ CỦA TRẺ KHI PHẢI CHUYỂN NHÀ

Tâm lý trẻ khi chuyển nhà
Tâm lý trẻ khi chuyển nhà
  • Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mầm non: Các bé còn rất nhỏ nên ý thức về sự thay đổi sẽ không sâu sắc nhiều. Bạn chỉ cần duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt như bình thường là được.
  • Trẻ tiểu học: Sự thay đổi nơi ở đối với trẻ độ tuổi này có tác động lớn. Bởi trẻ đã bắt đầu tiếp xúc nhiều với hàng xóm, bạn bè và môi trường xung quanh của bé. Đặc biệt, nếu chuyển nhà mà còn chuyển trường nữa thì các bé sẽ dễ cảm thấy buồn, kèm chút sợ hãi vì hàng xóm mới, trường mới đa số họ là người lạ.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Các bé đã hình thành nên sự gắn bó chặt chẽ với nơi ở cũ, đặc biệt là mối quan hệ với bạn bè. Sẽ càng khó khăn hơn nếu bé có tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội nhóm ở trường. Do vậy bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp các bé không muốn chuyển đi, nổi giận và chống đối. Lúc này cần bình tĩnh và thuyết phục, tìm cách để các bé dần thích nghi và hòa nhập nơi mới.

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ TRẺ THÍCH NGHI NHANH VỚI VIỆC CHUYỂN NHÀ

Thường xuyên giúp trẻ quen với môi trường sống mới
Thường xuyên giúp trẻ quen với môi trường sống mới

Trước và trong khi chuyển nhà

  • Chia sẻ về chuyện chuyển nhà từ sớm cho bé chuẩn bị trước tâm lý, không bị bất ngờ. Đồng thời bạn hãy tìm các hình ảnh, thông tin thú vị về nơi ở mới để cuốn hút bé. Ví dụ: Gần công viên, nhiều cây xanh, có nhiều bạn nhỏ, khu vui chơi, nhiều thú cưng,…
  • Thường xuyên dẫn bé tới ghé thăm trường mới, khu vực nhà mới để tạo tâm lý hào hứng cho trẻ
  • Một bữa tiệc chia tay nho nhỏ là điều nên làm để bé chia tay bạn bè và những người hàng xóm
  • Cũng đừng quên tìm hiểu xem trường mới có các câu lạc bộ tương tự như ở trường cũ của con không?. Ví dụ như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, văn nghệ,…và gợi ý con tham gia.
  • Đặc biệt mang theo các đồ mà con yêu thích, gắn bó khi chuyển tới nhà mới (chiếc ghế, thú nhồi bông, bàn yêu thích,…)
  • Đừng quên rủ con tham gia vào việc sắp xếp, đóng gói chuyển nhà để bé có tinh thần trách nhiệm hơn, háo hức hơn. Đây là một cách xử lý thông minh khi chuyển nhà mà có trẻ nhỏ.
  • Nếu đổi nơi ở kèm luôn việc chuyển trường, bạn cần chuẩn bị các thủ tục chuyển trường và đăng ký nhập học cho con. Điều này khá quan trọng và nằm trong danh sách những việc cần làm 1 tháng trước ngày chuyển dọn.
  • Dành thời gian quan tâm bé nhiều hơn trong ngày chuyển nhà, đừng “bỏ rơi” con. Bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói để tiết kiệm công sức, đồng thời có nhiều thời gian để chăm bé.
  • Đừng cáu gắt, phàn nàn về ngôi nhà mới về những nặng nhọc ngày chuyển dọn trước mặt các bé. Những điều tiêu cực này vô tình khiến trẻ không có thiện cảm với nhà mới, mang đến tâm lý so sánh nơi cũ và nơi mới,…

Khi đã chuyển nhà xong

Giúp trẻ làm quen với hàng xóm và những người bạn mới
Giúp trẻ làm quen với hàng xóm và những người bạn mới
  • Hãy giúp con của bạn trang trí phòng mới của mình. Hãy làm cho nó trở thành một không gian thú vị và vui vẻ, đặc biệt là phải theo ý muốn của bé!.
  • Hãy lắng nghe cảm xúc của con bạn (buồn, chán nản, sợ hãi, hay phấn khích) và chia sẻ với nhau như những người bạn. Đừng cáu gắt vì sẽ làm chúng cảm thấy lạc lõng, buồn bã nhiều hơn
  • Một buổi gặp mặt với giáo viên mới là điều cần thiết để bạn trình bày vấn đề của mình, nhờ giáo viên quan tâm hơn bé sau khi diễn ra sự thay đổi lớn. Đôi khi trẻ ngại nói chuyện với cha mẹ nhưng lại bộc lộ những điều ấy với giáo viên – những người mà chúng tin tưởng.
  • Sau khi dọn nhà xong, bạn hãy cùng bé “khám phá” kỹ hơn về nơi ở mới. Gợi ý là hãy dẫn bé đi vào công viên, khu giải trí, ăn ở các nhà hàng gần đó,…
  • Cho con làm quen với hàng xóm và những người bạn mới ở xung quanh, giúp bé hòa nhập cộng đồng nhanh hơn.
  • Khuyến khích con bạn giữ mối liên hệ với bạn bè và hàng xóm cũ. Thỉnh thoáng có thể ghé thăm, tuy nhiên nên cân đối, không nên để trẻ bị cuốn vào mối quan hệ cũ mà quên đi việc xây dựng các mối quan hệ mới.
  • Tham khảo ý kiến của những người hàng xóm mới để tìm kiếm các địa điểm thú vị, các hoạt động tập thể tại khu nhà mới

Chuyển đến nhà mới không có nghĩa phải thay đổi 100% tất cả mọi thứ. Hãy cố gắng duy trì, giữ lại những gì có thể từ nơi cũ sang nơi mới để cả bạn và các bé có thể thích nghi một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó hãy cùng bé tập trung vào những điều tích cực, khám phá những thứ mới mẻ quanh khu vực nhà mới. Việc chuyển nhà khi có trẻ nhỏ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều!

Tham khảo thêm:

11 mẹo hay giúp chuyển thú cưng an toàn, dễ dàng khi chuyển nhà

Chuyển nhà có người lớn tuổi: 10 lưu ý không thể bỏ qua